Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

247 VÀ 247

"TÔI THỬ SỐNG TỈNH THỨC VÀ CHỮA LÀNH TẠI THÀNH PHỐ CÀ PHÊ CỦA ÔNG ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ."

24h
24h

Hơn hai chục chiếc xe Range Rover của ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - được biết thường dùng để đưa đón khách VIP trong các sự kiện đặc biệt. Những chiếc xe sang màu trắng bên cạnh nhận diện của Trung Nguyên, còn được gắn dòng chữ "Hành trình trải nghiệm Lối Sống Tỉnh Thức" - tên của sự kiện lần này. Theo Trung Nguyên Legend, hành trình sống tỉnh thức gồm các chuỗi hoạt động đặc biệt - khác biệt tại Thành phố Cà phê thông qua trải nghiệm Ăn Tỉnh Thức, Mặc Tỉnh Thức, Ở Tỉnh Thức.  Chúng tôi Ăn Tỉnh Thức, Mặc Tỉnh Thức, Ở Tỉnh Thức như thế nào? 4h40 sáng trên Buôn Ma Thuột, giữa không gian u minh, tôi hòa cùng đoàn người trong phục trang do Trung Nguyên chuẩn bị với áo choàng trắng, khăn trắng, giày trắng, tập trung trước cửa vườn Zen - khu vườn chữa lành đặt trong khuôn viên Thành phố Cà phê của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Sau khi đi bộ trên những phiến đá được rọi bởi đèn pin, được gọi là Hành thiền, chúng tôi ngồi bên ao sen trắng. Hai bên được bố trí 2 bó đuốc và 3 bàn pha cà phê. Chúng tôi ngồi lặng yên nghe tiếng ếch, tiếng dế trong bóng tối, rồi tiếng chim hót, tiếng gà gáy báo hiệu trời dần sáng. Từ sau rặng trúc, các chàng trai, cô gái Việt trong trang phục Thổ Nhĩ Kỳ cầm đuốc bước ra, bắt đầu vũ điệu của nền văn hóa Ottoman. Ottoman - Roman - Thiền là 3 nền văn minh cà phê, theo quan niệm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong sự tĩnh lặng hòa hợp với thiên nhiên, đất trời, chúng tôi thưởng thức cà phê vừa pha, vừa thưởng lãm bữa tiệc nghệ thuật âm nhạc mix sàn diễn thời trang, phỏng theo 3 nền văn minh này trên sân khấu ngoài trời dài 150m tại Zen Garden.  Hoạt động tại vườn Zen là một trong những trải nghiệm liệu pháp chữa lành toàn diện cho Thân – Tâm – Trí trong Hành trình Trải nghiệm Lối Sống Tỉnh Thức do Trung Nguyên tổ chức.  "Liệu pháp chữa lành toàn diện về Thân – Tâm – Trí", theo cách gọi của Trung Nguyên, còn gồm các trải nghiệm chuỗi tiện ích tại dự án bất động sản của tập đoàn như Yoga, Bắn cung, Cưỡi ngựa Ả Rập. Doanh nghiệp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng các hoạt động này giúp mỗi cá nhân không chỉ rèn thể lực mà còn luyện tinh thần để chinh phục những giới hạn cao nhất của bản thân.  Cũng trong Hành trình này, chúng tôi được hướng dẫn nghệ thuật Ăn Tỉnh Thức. Ăn Tỉnh Thức, theo Trung Nguyên, được xem là một biểu hiện thường nhật của Lối sống Tỉnh thức. Trung Nguyên lý giải đây chính là hoạt động mà cơ thể con người hấp thụ năng lượng một cách có ý thức từ vật chất, hấp thụ thông tin, hấp thụ cảm xúc mỗi ngày từ môi trường xung quanh để mang đến nguồn năng lượng toàn diện cho Thân – Tâm – Trí.  Các món ăn cũng được phỏng tác theo 3 nền văn minh Ottoman - Roman - Thiền, và tạo tác theo nguyên lý ẩm thực, viễn thực, chữa lành. Ví như món Gà nướng Ban Mê muối sả ăn cùng cơm lam, được giới thiệu là theo nền văn minh Ottoman, hay Cơm gạo lứt, Ngũ hạt thảo dược, được cho là phỏng theo nền văn minh Thiền của các nước phương Đông.  Việc kết hợp các dược liệu chữa lành trồng tại vườn Zen như sả, kim ngân, hương thảo, mã đề,… với các loại nông sản bản địa của Đắk Lắk như hồ tiêu, bơ, nấm hương thảo mộc, đại diện Trung Nguyên cho rằng mang đến ẩm thực thanh lọc, hướng tới sự hài hòa, cân bằng với nguồn năng lượng tăng trưởng tích cực, đồng thời tôn vinh giá trị của nền ẩm thực bản địa của khu vực Tây nguyên.  "Đây chính là những gợi ý Trung Nguyên đưa ra để góp phần giúp Đắk Lắk có thêm những sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên các sản vật địa phương, góp phần quảng bá bản sặc văn hóa Tây Nguyên", phía Trung Nguyên nhìn nhận.  Ý tưởng xây dựng một khu đô thị mẫu mực, kiến tạo cộng đồng tỉnh thức của dự án Thành phố Cà phê của Trung Nguyên đã có từ 15 năm trước. Đây là nội dung nằm trong đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thiên đường của cà phê thế giới" do ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ hồi năm 2007, với tầm nhìn đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của hơn 2,5 tỉ người yêu và đam mê cà phê.  Theo tầm nhìn của Trung Nguyên, trên thế giới, những thành phố bản sắc đã mang lại thành công đáng kể trong quá trình hình thành kiểu mẫu văn hóa mang đậm dấu ấn khu vực, quốc gia. Điều này thu hút cộng đồng thế giới hướng về và mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia đó.  Thành phố Chiang Mai - trung tâm Phật giáo miền bắc Thái Lan nổi lên như địa danh đi đầu trong công tác quảng bá hình ảnh của một điểm đến du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Mỗi năm, Chiang Mai thu hút 14,1 triệu lượt khách, đóng góp 16 tỉ USD vào ngân sách Thái Lan. Hay như Kyoto – nơi được xem là trái tim tinh thần nghi thức trà đạo Nhật Bản. Từ Kyoto trà đạo đến gần hơn với thế giới khi thành phố đưa trà đạo vào nghi thức tiếp đón các nguyên thủ quốc gia và lấy trà đạo là hoạt động trọng tâm trong giao lưu văn hóa quốc tế. Năm 2019, Kyoto ghi nhận khoảng 8,33 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến tham quan. Trong đó có 38% khách du lịch quan tâm đến việc tham gia trải nghiệm trà đạo.  Dự án bất động sản Thành phố Cà phê do Trung Nguyên Legend xây dựng trên ngành kinh tế lõi của địa phương là cà phê, với tầm nhìn đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mang trong mình một giấc mơ về hạt cà phê Việt Nam, mơ rằng người Nhật có Trà đạo, thì người Việt sẽ có "Cà phê đạo" hay "Cà phê triết đạo".  Ông luôn trăn trở khi người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà, trong khi đó Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay giá trị cà phê Việt vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.  Vị Chủ tịch của Trung Nguyên mong mỏi nâng tầm cà phê trở thành "Cà phê triết đạo" và có riêng một sách lược "Trung Nguyên cà phê triết đạo nhân sinh". Ông ôm khát vọng đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới.  "Người Nhật đã làm được! Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!" – Trung Nguyên bày tỏ trên website chính thức của mình.  (Nguyên Bảo - Theo Nhịp Sống Kinh Tế)

Hơn hai chục chiếc xe Range Rover của ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - được biết thường dùng để đưa đón khách VIP trong các sự kiện đặc biệt. Những chiếc xe sang màu trắng bên cạnh nhận diện của Trung Nguyên, còn được gắn dòng chữ "Hành trình trải nghiệm Lối Sống Tỉnh Thức" - tên của sự kiện lần này.


Theo Trung Nguyên Legend, hành trình sống tỉnh thức gồm các chuỗi hoạt động đặc biệt - khác biệt tại Thành phố Cà phê thông qua trải nghiệm Ăn Tỉnh Thức, Mặc Tỉnh Thức, Ở Tỉnh Thức.

Chúng tôi Ăn Tỉnh Thức, Mặc Tỉnh Thức, Ở Tỉnh Thức như thế nào?


4h40 sáng trên Buôn Ma Thuột, giữa không gian u minh, tôi hòa cùng đoàn người trong phục trang do Trung Nguyên chuẩn bị với áo choàng trắng, khăn trắng, giày trắng, tập trung trước cửa vườn Zen - khu vườn chữa lành đặt trong khuôn viên Thành phố Cà phê của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.


Sau khi đi bộ trên những phiến đá được rọi bởi đèn pin, được gọi là Hành thiền, chúng tôi ngồi bên ao sen trắng. Hai bên được bố trí 2 bó đuốc và 3 bàn pha cà phê. Chúng tôi ngồi lặng yên nghe tiếng ếch, tiếng dế trong bóng tối, rồi tiếng chim hót, tiếng gà gáy báo hiệu trời dần sáng.


Từ sau rặng trúc, các chàng trai, cô gái Việt trong trang phục Thổ Nhĩ Kỳ cầm đuốc bước ra, bắt đầu vũ điệu của nền văn hóa Ottoman.


Ottoman - Roman - Thiền là 3 nền văn minh cà phê, theo quan niệm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong sự tĩnh lặng hòa hợp với thiên nhiên, đất trời, chúng tôi thưởng thức cà phê vừa pha, vừa thưởng lãm bữa tiệc nghệ thuật âm nhạc mix sàn diễn thời trang, phỏng theo 3 nền văn minh này trên sân khấu ngoài trời dài 150m tại Zen Garden.

Hoạt động tại vườn Zen là một trong những trải nghiệm liệu pháp chữa lành toàn diện cho Thân – Tâm – Trí trong Hành trình Trải nghiệm Lối Sống Tỉnh Thức do Trung Nguyên tổ chức.

"Liệu pháp chữa lành toàn diện về Thân – Tâm – Trí", theo cách gọi của Trung Nguyên, còn gồm các trải nghiệm chuỗi tiện ích tại dự án bất động sản của tập đoàn như Yoga, Bắn cung, Cưỡi ngựa Ả Rập. Doanh nghiệp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng các hoạt động này giúp mỗi cá nhân không chỉ rèn thể lực mà còn luyện tinh thần để chinh phục những giới hạn cao nhất của bản thân.

Cũng trong Hành trình này, chúng tôi được hướng dẫn nghệ thuật Ăn Tỉnh Thức. Ăn Tỉnh Thức, theo Trung Nguyên, được xem là một biểu hiện thường nhật của Lối sống Tỉnh thức. Trung Nguyên lý giải đây chính là hoạt động mà cơ thể con người hấp thụ năng lượng một cách có ý thức từ vật chất, hấp thụ thông tin, hấp thụ cảm xúc mỗi ngày từ môi trường xung quanh để mang đến nguồn năng lượng toàn diện cho Thân – Tâm – Trí.

Các món ăn cũng được phỏng tác theo 3 nền văn minh Ottoman - Roman - Thiền, và tạo tác theo nguyên lý ẩm thực, viễn thực, chữa lành. Ví như món Gà nướng Ban Mê muối sả ăn cùng cơm lam, được giới thiệu là theo nền văn minh Ottoman, hay Cơm gạo lứt, Ngũ hạt thảo dược, được cho là phỏng theo nền văn minh Thiền của các nước phương Đông.

Việc kết hợp các dược liệu chữa lành trồng tại vườn Zen như sả, kim ngân, hương thảo, mã đề,… với các loại nông sản bản địa của Đắk Lắk như hồ tiêu, bơ, nấm hương thảo mộc, đại diện Trung Nguyên cho rằng mang đến ẩm thực thanh lọc, hướng tới sự hài hòa, cân bằng với nguồn năng lượng tăng trưởng tích cực, đồng thời tôn vinh giá trị của nền ẩm thực bản địa của khu vực Tây nguyên.

"Đây chính là những gợi ý Trung Nguyên đưa ra để góp phần giúp Đắk Lắk có thêm những sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên các sản vật địa phương, góp phần quảng bá bản sặc văn hóa Tây Nguyên", phía Trung Nguyên nhìn nhận.

Ý tưởng xây dựng một khu đô thị mẫu mực, kiến tạo cộng đồng tỉnh thức của dự án Thành phố Cà phê của Trung Nguyên đã có từ 15 năm trước. Đây là nội dung nằm trong đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thiên đường của cà phê thế giới" do ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ hồi năm 2007, với tầm nhìn đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của hơn 2,5 tỉ người yêu và đam mê cà phê.

Theo tầm nhìn của Trung Nguyên, trên thế giới, những thành phố bản sắc đã mang lại thành công đáng kể trong quá trình hình thành kiểu mẫu văn hóa mang đậm dấu ấn khu vực, quốc gia. Điều này thu hút cộng đồng thế giới hướng về và mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia đó.

Thành phố Chiang Mai - trung tâm Phật giáo miền bắc Thái Lan nổi lên như địa danh đi đầu trong công tác quảng bá hình ảnh của một điểm đến du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Mỗi năm, Chiang Mai thu hút 14,1 triệu lượt khách, đóng góp 16 tỉ USD vào ngân sách Thái Lan.


Hay như Kyoto – nơi được xem là trái tim tinh thần nghi thức trà đạo Nhật Bản. Từ Kyoto trà đạo đến gần hơn với thế giới khi thành phố đưa trà đạo vào nghi thức tiếp đón các nguyên thủ quốc gia và lấy trà đạo là hoạt động trọng tâm trong giao lưu văn hóa quốc tế. Năm 2019, Kyoto ghi nhận khoảng 8,33 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến tham quan. Trong đó có 38% khách du lịch quan tâm đến việc tham gia trải nghiệm trà đạo.

Dự án bất động sản Thành phố Cà phê do Trung Nguyên Legend xây dựng trên ngành kinh tế lõi của địa phương là cà phê, với tầm nhìn đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mang trong mình một giấc mơ về hạt cà phê Việt Nam, mơ rằng người Nhật có Trà đạo, thì người Việt sẽ có "Cà phê đạo" hay "Cà phê triết đạo".

Ông luôn trăn trở khi người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà, trong khi đó Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay giá trị cà phê Việt vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Vị Chủ tịch của Trung Nguyên mong mỏi nâng tầm cà phê trở thành "Cà phê triết đạo" và có riêng một sách lược "Trung Nguyên cà phê triết đạo nhân sinh". Ông ôm khát vọng đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới.

"Người Nhật đã làm được! Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!" – Trung Nguyên bày tỏ trên website chính thức của mình.

(Nguyên Bảo - Theo Nhịp Sống Kinh Tế)

24h